Những loại trà thảo mộc dành cho bà bầu bạn nên biết

Các loại trà thảo mộc dành cho bà bầu phía trên tuy đã được nghiên cứu là có thể sử dụng được nhưng phụ nữ khi mang thai vẫn nên xem xét kỹ thành phần trước khi sử dụng. Đặc biệt là có những chất gây dị ứng với cơ thể của mỗi người nên cần thực sự lưu tâm.

Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng trà nói chung vẫn bị Cục quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm của Mỹ (FDA) liệt vào danh sách cần hạn chế khi mang thai. Nguyên nhân vì trà vẫn có một lượng caffein nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Đặc biệt, một số loại trà thảo mộc được xem là thuốc và có tác dụng chữa bệnh, có thể gây ra một vài tác dụng phụ.

Hiện nay, trên thị trường có hai loại trà: Trà làm từ lá trà tự nhiên và trà làm từ những loại thực phẩm khác không phải trà gọi là trà thảo dược (trà thảo mộc). Chẳng hạn như trà atiso làm từ bông atiso hay trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà… được gọi là trà thảo mộc.
Điều đặc biệt là so với các loại trà truyền thống, trà thảo mộc hầu như không chứ caffein và mẹ bầu có thể không phải lo lắng khi dùng chúng trong thai kỳ.

Làm từ thực phẩm tự nhiên và có công dụng chữa bệnh, thành phần của một số loại trà thảo mộc có thể không thích hợp với mẹ bầu. Chẳng hạn như trà sâm, trà thảo mộc làm từ lá mâm xôi hay từ cây sả làm co bóp tử cung, có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
Những loại trà thảo mộc dành cho bà bầu.
Trà phúc bồn tử


Từ tuần thứ 24 của thai kỳ, các mẹ bầu có thể uống loại trà thảo mộc này. Trà phúc bồn tử có chứa hàm lượng canxi và magie cao giúp cổ tử cung dễ mở hơn khi chuyển dạ và giúp ngăn ngừa băng huyết sau sinh.

Trà gừng


Chị em đang bị ốm nghén thì nên tìm tới trà gừng. Loại trà này có chức năng hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Chỉ cần 4-6 lát gừng tươi ( không bỏ vỏ), 2 cốc nước lọc, ½ quả chanh vắt lấy nước, 1-2 muỗng cafe mật ong, uống 2 đến 3 ly trà gừng mỗi ngày chị em sẽ đánh bay các cảm giác mệt mỏi và khó chịu trong giai đoạn ốm nghén.
Hồng trà 


Hồng trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, giàu canxi và magie. Uống nước chè tươi cũng giúp tăng cường chức năng tim và thận, thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện hệ tiêu hóa và phòng chống phù nề khi mang thai.
Trà từ lá quả mâm xôi đỏ (Red raspberry leaf tea)
Trà từ lá quả mâm xôi đỏ có chứa hàm lượng sắt cao, giúp cải thiện trương lực cơ của tử cung. Một số người cho rằng điều này có thể giúp làm giảm thời gian chuyển dạ một cách tự nhiên, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khẳng định điều này. phụ nữ mang thai có thể uống trà từ lá quả mâm xôi đỏ trong thời gian cuối của thai kỳ. (Chuẩn bị sinh)
Trà lá bạc hà


Lá bạc hà có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giúp giảm cơn buồn nôn, khắc phục tình trạng ốm nghén và đầy hơi. Tuy nhiên, các bác sỹ khuyến cáo rằng mẹ bầu mắc chứng ợ nóng không nên uống trà lá bạc hà. Loại trà thảo mộc này có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng.
Trà trái cây sấy


Các loại trà được làm từ trái cây khô và một số loại gia vị (lượng vừa phải) được coi là khá an toàn với bà bầu. phụ nữ mang thai nên uống trà từ các loại quả mọng, táo và cam, quýt… để tăng cường sức khỏe.
Trà bồ công anh
Trà bồ công anh giàu kali và có tác dụng lợi tiểu giúp các mẹ bầu tránh mất nước khi mang thai. Lá bồ công anh giúp tăng cường chức năng thận, rễ bồ công anh rất tốt cho gan. Tuy nhiên các chị em lưu ý không nên dùng trà bồ công anh trong thời gian quá dài và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trà tía tô đất (Lemon balm tea)
Trà tía tô đất có mùi thơm của cam quýt, thường giúp khắc phục tình trạng mất ngủ, giúp giảm căng thẳng, lo lắng, hỗ trợ hệ tiêu hóa cho phụ nữ mang thai.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có hương vị dịu nhẹ giúp giảm chứng mất ngủ và đau nhức, mỏi khớp khi mang bầu. Loại trà này cũng giàu nguồn canxi và magie cần thiết cho cơ thể mẹ trong thời gian bầu bí. Ngoài ra, trà hoa cúc còn có tác dụng dưỡng da, giúp hạn chế các hiện tượng nám sạm da hay mụn trứng cá trong thời kỳ mang thai.
Lưu ý khi sử dụng trà thảo mộc dành cho bà bầu
Các loại trà thảo mộc dành cho bà bầu phía trên tuy đã được nghiên cứu là có thể sử dụng được nhưng phụ nữ khi mang thai vẫn nên xem xét kỹ thành phần trước khi sử dụng. Đặc biệt là có những chất gây dị ứng với cơ thể của mỗi người nên cần thực sự chú ý và lưu tâm.
Khi sử dụng trà thảo mộc dành cho bà bầu không nên cho thêm các thành phần khác vào trà vì có thể gây biến chất hoặc tạo ra các loại độc tố cho cơ thể
Không nên lạm dụng sử dụng trà thảo mộc, sử dụng quá nhiều có thể gây phản tác dụng. Vì vậy khi sử dụng cần biết liều lượng do các chuyên gia hướng dẫn và dựa vào phản ứng của cơ thể.
Trên đây Tinh hoa thảo dược M’henhe đã cung cấp cho các bạn nhưng thông tin về những loại trà thảo mộc dành cho bà bầu. Mong rằng đây sẽ là những thông tin gợi ý giúp bạn có thể tìm được những thức uống từ thiên nhiên giúp cho cơ thể khỏe mạnh.

Tổng hợp Tuấn Anh

Bài viết cùng danh mục